Đừng làm tổn thương người mới đến WP:Đừng_cắn_người_mới_đến

  • Hãy hiểu rằng người mới đến là cần thiết và có giá trị đối với cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ người mới đến chúng ta có thể phát triển độ phong phú của kiến thức, quan điểm và ý tưởng trên Wikipedia, nâng cao giá trị của nó và bảo tồn tính trung lập và tính trọn vẹn như là một tài nguyên.
  • Hãy nhớ rằng phương châm của chúng ta - và lời kêu mời đối với người mới đến - là hãy can đảm. Chúng ta có một bộ các quy tắc, tiêu chuẩn và truyền thống, nhưng chúng ta không áp dụng nó theo cách để chắn lối người mới đến khi họ đáp ứng với lời mời đó như giá trị câu chữ của nó. Người mới đến hoàn toàn có thể mang đến Wikipedia nguồn kinh nghiệm dồi dào từ những nơi khác, cùng với ý tưởng và năng lực sáng tạo, có thể phát triển cộng đồng và sản phẩm cuối cùng của chúng ta dù đã có những quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn vẫn cần được tu sửa và mở rộng; một số điều người mới đến dường như làm "sai" lúc đầu lại thực chất cải tiến Wikipedia. Hãy để thời gian quan sát, và nếu cần thiết, hãy hỏi người mới đến định làm gì trước khi xác định người đó "sai" hay "dưới tiêu chuẩn".
  • Nếu bạn đã xác định, hoặc tin thật, là người mới đến đã mắc lỗi, như quên đặt tựa đậm, không tạo liên kết hữu ích, bạn hãy cố gắng tự sửa các lỗi đó. Đừng phê bình gay gắt người mới đến; hãy nhớ rằng đây là nơi mọi người có thể sửa đổi và trong nghĩa rất thực, sửa đổi chính là trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải phê bình hay giám sát người khác.
  • Nếu bạn thực sự cảm thấy phải nói điều gì đó với người mới đến về một lỗi, hãy làm điều đó với tinh thần giúp đỡ và sự tôn trọng. Bằng cách giới thiệu chính mình với lời chào trên trang thảo luận của họ để họ biết rằng họ được hoan nghênh ở đây, bình tĩnh trình bày những sửa chữa của bạn ở vị trí ngang hàng với người đóng góp đó và có thể cũng chỉ ra những gì họ đã làm bạn thích. Nếu bạn không thể làm những điều đó thì tốt hơn hết đừng nên nói gì cả.
  • Hãy nhắc nhở những người mới biết rằng mọi thứ ở Wikipedia đều được lưu lại. Khi các chỉnh sửa của họ bị lùi lại, họ có thể bối rối, dẫn đến bút chiến hoặc rời bỏ Wikipedia hoàn toàn, do nhầm tưởng rằng mọi đóng góp của họ đã bị xóa và không thể phục hồi. Hãy khuyến khích họ thảo luận với các biên tập viên để giải quyết những vấn đề về bài viết.
  • Một số người mới đến có thể do dự khi thực hiện thay đổi, nhất là những thay đổi lớn như di chuyển bài hoặc sửa bài viết cho trung lập, do sợ làm hỏng Wikipedia (hay do sợ xúc phạm thành viên khác hoặc bị công kích). Hãy bảo họ can đảm (tất nhiên vẫn phải cẩn trọng khi sửa đổi) và đừng khó chịu vì tính "rụt rè" của họ.
  • Khi đưa ra lời khuyên cho người mới đến, hãy giảm nhẹ lối nói khoa trương. Hãy làm cho người mới đến cảm thấy được hoan nghênh thực sự, chứ không phải họ phải giành được sự chấp thuận của bạn để trở thành thành viên của một câu lạc bộ.
  • Đừng gọi những người mới đến bằng những cái tên miệt thị như "rối" hoặc "rối thịt". Bạn có thể hướng dẫn họ biết đến những chính sách đó nếu cần thiết. Ví dụ: nếu xuất hiện một số lượng lớn tài khoản mới tham gia biểu quyết, nhằm ủng hộ một phía trong biểu quyết, bạn nên khiến họ cảm thấy được chào đón, cùng lúc đó giải thích rằng phiếu bầu của họ có thể bị gạch nếu vi phạm các chính sách cơ bản về nội dung. Không cần gọi thẳng họ là "rối"/"rối thịt". Tương tự, hãy suy nghĩ kỹ trước khi gọi người mới là tài khoản dùng cho mục đích duy nhất. Bên cạnh đó, chúng ta không khuyến khích gọi bất kỳ biên tập viên nào khác là "rối" trong khi tranh chấp (xem Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên).
  • Trước hết hãy giả sử những đóng góp của người mới đến là có ý tốt. Họ rất có thể muốn giúp đỡ Wikipedia. Hãy cho họ cơ hội!
  • Trong tranh luận, việc một thành viên có kinh nghiệm lâu năm hay có quyền hạn đặc biệt sẽ không nghiễm nhiên được cho rằng luôn luôn đúng và nhận sự ủng hộ từ các thành viên khác. Hãy nhớ rằng ở Wikipedia, không ai là có vị thế cao hơn người khác. Những thành viên có vai trò và quyền hạn đặc biệt (như bảo quản viên/điều phối viên) vẫn nên dựa trên chính sách và đưa ra những lý lẽ rõ ràng cho ý kiến của mình.
  • Hãy nhớ rằng bạn cũng từng là người mới đến. Hãy đối xử với những người khác như (nếu có thể, tốt hơn) những gì bạn muốn được đối xử khi bạn vừa mới đến với Wikipedia.

Liên quan

Wikipedia:Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài Wikipedia:Đừng cắn người mới đến Wikipedia:Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm Wikipedia:Đừng xúc phạm người phá hoại Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên Wikipedia:Đừng dùng lửa dập lửa Wikipedia:Đừng buộc tội ai đó công kích cá nhân vì họ buộc tội công kích cá nhân Wikipedia:Dự án/Bọ cánh cứng Wikipedia:Dự án/Bướm Wikipedia:Dự án/Thực vật